-->

Thư viện hình ảnh

Dịch vụ fast-track


Are you bored with queuing up for hours to finalize customs procedure at the airport? Are you in a hurry for an important meeting? Or do you simply wish to be treated as a VIP guest at Vietnam airport without lifting a finger?

Now we will get rid of all your worries with the fast track service at any Vietnam international airports (Hanoi, Ho Chi Minh, Da Nang airport). With our additional special service, customs is breeze-through in less than 15 minutes and you no longer have to wait in line because our designated agent will escort you and your bags from the arrival/ departure gate through FAST TRACK immigration. Here are 3 current airport fast-track services we offer:

Vietnam Fast Track Arrival: we greet you at the arrival terminal with sign board, assist you to finish all entry immigration forms with Vietnam visa stamped without queuing at Immigration line, locate your baggage at the separate area in front of Customs and take you come out of the terminal.

Vietnam Fast Track Departure: we meet you at Vietnam airport with sign board, help you with check-in, fast track you through immigration, and take you to a lounge and/or the departure gate.

Vietnam Fast Track Connection: we fast-track your transfer between flights and terminals

HOW DOES IT WORK?

Step 1: After landing, please follow the exit path leading to the visa upon arrival desk and find our representative who stands at the end of the path with a sign with your name on it.

Step 2: Give our Representative your visa approval letter, entry and exit form, passport and stamping fee for visa arrangement.

Step 3: Just wait and get your passport back.

How much do we charge you?

We charge 30 USD/ per person for Fast Track Service. However, we provide the service free of charge to children who share the same passport/travel document with the parent.

Remark: The fast-track process lasts not over 15 minutes. It is based on normal case that passengers are not involved with health control or Visa on arrival.

How can I order this service?

And please send us an email to dulichtoanphat@gmail.com mentioning your personal details including full name, nationality, passport number, date of birth, flight number and arrival/departure date and time. All these information need to be provided at least 48 working hours in advance of VIP arrival/departure. Otherwise, we cannot guarantee you are picked up at the airport.

Dịch vụ đón tiễn VIP sân bay


Do nhu cầu đón và tiễn các nhân vật quan trọng (V.I.P) như chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn đa quốc gia, các ngôi sao ca nhạc, diễn viên nổi tiếng, các quan chức chính phủ, doanh nhân cao cấp khi đến thăm và làm việc tại Việt nam. Quý khách thường lo lắng, lúng túng khi tìm kiếm liên hệ với các cơ quan chức năng thực hiện cuộc đón tiếp long trọng cho thượng khách của mình. Hãy để chúng tôi làm việc đó thay Quý khách với dịch vụ đón tiễn khách VIP tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam.
 
Hiện nay, Du lịch Toàn Phát đang hợp tác với Cơ quan Công an Xuất nhập cảnh, Hải quan, Cảng Vụ, Hàng Không tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng để cùng triển khai Dịch vụ đón tiễn khách VIP, hay những máy bay chuyên cơ đặc biệt :

Khách đi:  Làm thủ tục check in vé - hành lý, hải quan, công an cửa khẩu ... dễ dàng, nhanh chóng cho khách VIP
Khách đến: Đón khách ngay tại cửa máy bay và làm các thủ tục hải quan, công an cửa khẩu tại quầy riêng lấy hành lý nhanh chóng, đưa khách VIP ra xe ô tô .
Khách VIP của doanh nghiệp: Đón - Tiễn một cách trang trọng đặc biệt, thủ tục nhanh chóng.

A. QUY TRÌNH ĐÓN TIỄN KHÁCH V.I.P TẠI SÂN BAY
1.    Chuyến bay chuyên cơ (Máy bay riêng):
1.1    Chuyến bay đi (tại sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất):
1.1.1 Khách sử dụng nhà VIP A, VIP B:
  • Khi khách đến sân bay, Nhân viên sân bay sẽ đón khách tại sảnh nhà VIP A, VIP B đưa đoàn vào Phòng chờ trong nhà VIP A, VIP B đồng thời nhận hành lý, hộ chiếu của khách. 
  • Nhân viên lễ tân tại nhà VIP A, VIP B sẽ phục vụ khách VIP : trà , nước suối, hoa quả 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như check in vé, hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu xuất cảnh vào hộ chiếu của khách. 
  • Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes, Toyota Camry sẽ đưa khách VIP ra máy bay riêng. 
  • Xe chuyên dụng sẽ chuyên chở hành lý của khách ra máy bay. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Dịch vụ này cho phép tối đa 5 người đại diện của khách vào tiễn đoàn tại nhà VIP A, VIP B và ra tận chân máy bay trong sân bay.

1.1.2 Khách không sử dụng nhà VIP:
  • Khi khách đến sân bay, Nhân viên sân bay sẽ đón khách tại sảnh sân bay đưa đoàn vào sảnh đợi đồng thời nhận hành lý, hộ chiếu của khách. 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như check in vé, hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu xuất cảnh vào hộ chiếu của khách. 
  • Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes, Toyota Camry sẽ đưa khách VIP ra máy bay riêng. 
  • Xe chuyên dụng sẽ chuyên chở hành lý của khách ra máy bay. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note:
  • Dịch vụ này cho phép tối đa 3 người đại diện của khách vào tiễn đoàn ra tận chân máy bay trong sân bay.
  • Khách có thể thuê Phòng chờ hạng Thương gia tại khu vực cách ly trong thời gian chờ lên máy bay. 
1.2    Chuyến bay đến (tại sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất):
1.2.1 Khách sử dụng nhà VIP A, VIP B:
  • Khi  máy bay hạ cánh tại sân bay, Nhân viên cùng với đại diện của khách sẽ đón khách tại cầu thang máy bay và tặng hoa cho đoàn khách.
  • Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes, Toyota Camry sẽ đưa khách VIP từ máy bay vào phòng chờ VIP A, VIP B. 
  • Xe chuyên dụng sẽ chuyên chở hành lý của khách từ máy bay vào nhà VIP. 
  • Nhân viên lễ tân tại nhà VIP A, VIP B sẽ phục vụ khách VIP : trà , nước suối, hoa quả 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như nhận hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của khách và bàn giao cho khách tại nhà VIP. 
  • Xe ô tô của đoàn khách sẽ được vào sảnh nhà VIP đón đoàn về khách sạn.
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Dịch vụ này cho phép tối đa 5 người đại diện của khách vào đón đoàn tại tận chân máy bay trong sân bay và nhà VIP A, VIP B.

1.2.2 Khách không sử dụng nhà VIP:
  • Khi  máy bay hạ cánh tại sân bay, Nhân viên cùng với đại diện của khách sẽ đón khách tại cầu thang máy bay và tặng hoa cho đoàn khách.
  • Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes , Toyota Camry sẽ đưa khách VIP từ máy bay ra ngoài khu vực cách ly
  • Xe chuyên dụng sẽ chuyên chở hành lý của khách từ máy bay vào phòng chờ cách ly. 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như nhận hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của khách và bàn giao cho khách tại sân bay hoặc đưa về khách sạn cho đoàn. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Dịch vụ này cho phép tối đa 3 người đại diện của khách vào đón đoàn tại tận chân máy bay trong sân bay.

2.    Chuyến bay Thông thường (Máy bay thương mại):
2.1    Chuyến bay đi (tại sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất):
2.1.1 Khách sử dụng nhà VIP B:
  • Khi khách đến sân bay, Nhân viên sẽ đón khách tại sảnh nhà VIP B đưa đoàn vào Phòng chờ trong nhà VIP B đồng thời nhận hành lý, hộ chiếu của khách. 
  • Nhân viên lễ tân tại nhà VIP B sẽ phục vụ khách VIP : trà , nước suối, hoa quả 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như check in vé, hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu xuất cảnh vào hộ chiếu của khách. 
  • Hành lý của khách sẽ được buộc thẻ VIP, thẻ ưu tiên.
  • Chỗ ngồi của khách sẽ được sắp xếp theo yêu cầu theo quy định của Hãng hàng không.
  • Nếu máy bay đỗ ngoài sân bay và không sử dụng ống lồng: Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes E, Toyota Camry sẽ đưa khách VIP ra máy bay. 
  • Nếu máy bay sử dụng ống lồng: Nhân viên cùng với đại diện đoàn sẽ đưa khách VIP ra máy bay bằng ống lồng. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Dịch vụ này cho phép tối đa 3 người đại diện của khách vào tiễn đoàn tại nhà VIP B và ra máy bay trong sân bay.

2.1.2 Khách không sử dụng nhà VIP B:
  • Khi khách đến sân bay, Nhân viên sẽ đón khách tại sảnh đợi đưa đoàn vào Phòng chờ trong sân bay đồng thời nhận hành lý, hộ chiếu của khách. 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như check in vé, hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu xuất cảnh vào hộ chiếu của khách. 
  • Hành lý của khách sẽ được buộc thẻ ưu tiên.
  • Chỗ ngồi của khách sẽ được sắp xếp theo yêu cầu theo quy định của Hãng hàng không.
B.  QUY TRÌNH ĐÓN, TIỄN KHÁCH ƯU TIÊN TẠI SÂN BAY: 
1.1    Chuyến bay đi (tại sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất):
  • Khi khách đến sân bay, Nhân viên sẽ đón khách tại sảnh sân bay đưa đoàn vào sảnh đợi đồng thời nhận hành lý, hộ chiếu của khách. 
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như check in vé, hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu xuất cảnh vào hộ chiếu của khách.
  • Hành lý của khách sẽ được buộc thẻ ưu tiên.
  • Chỗ ngồi của khách sẽ được sắp xếp theo yêu cầu theo quy định của Hãng hàng không. 
  • Nhân viên sẽ khách vào Phòng chờ cách ly và đưa ra máy bay. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Khách có thể thuê Phòng chờ hạng Thương gia tại khu vực cách ly trong thời gian chờ lên máy bay nếu khách không có vé hạng Thương gia. 

1.2    Chuyến bay đến (tại sân bay Nội Bài, Tân Sân Nhất):
  • Khi máy bay hạ cánh tại sân bay, Nhân viên sẽ đón khách tại cửa máy bay và đưa khách theo luồng ưu tiên vào Phòng chờ tại sân bay. Tặng hoa cho đoàn (nếu đoàn yêu cầu)
  • Nhân viên sẽ làm các thủ tục hàng không như nhận hành lý, kiểm tra an ninh, hải quan và đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của khách và bàn giao cho khách ngoài khu vực cách ly an ninh tại sân bay
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
  • Nếu máy bay đỗ ngoài sân bay và không sử dụng ống lồng: Xe ô tô 4 chỗ như Mercedes E, Toyota Camry sẽ đưa khách VIP ra máy bay. 
  • Nếu máy bay sử dụng ống lồng: Nhân viên cùng với đại diện đoàn sẽ đưa khách VIP ra máy bay bằng ống lồng. 
  • Tiễn khách và kết thúc dịch vụ.
Note: Dịch vụ này cho phép tối đa 3 người đại diện của khách vào tiễn đoàn trong sân bay.
Khách có thể thuê Phòng chờ hạng Thương gia tại khu vực cách ly trong thời gian chờ lên máy bay.

Thủ tục cần thiết xin visa Canada


HỒ SƠ XIN VISA DU LỊCH

1/ Đơn xin thị thực nhập cảnh du lịch mẫu đơn IMM 5257 E; IMM 5257 B Schedule (nếu có) 
2/ Bản khai gia đình mẫu đơn IMM 5645. Đương đơn phải liệt kê tất cả thành viên gia đình trong đơn (bao gồm : vợ/chồng, vợ chồng (không hôn thú), tất cả các con và anh, chị em ngay cả họ không cùng đi với đương đơn hoặc đã chết.
3/ Bản khai câu hỏi "Temporary Resident Questionaire, ap dụng cho đương đơn chính.
4/ Tờ khai ủy quyền mẫu đơn IMM 5476
5/ Tuyên thệ tình trạng sống chung không hôn thú mẫu đơn IMM 5409 (nếu có)
6/ Hộ chiếu bản chính còn hạn (ít nhất 6 tháng)
7/ 02 tấm hình chính diện cở hộ chiếu.
8/ Các giấy tờ hộ tịch : khai sanh, hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn, Sơ yếu lí lịch chứng nhận tại địa phương.
9/ Thư chứng minh việc làm nêu rõ mức lương, thời hạn làm việc, giấy xin nghỉ phép, hợp đồng lao động………
10/ Nếu là chủ doanh nghiệp cung cấp bản sao giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thuế, biên lai thuế trong 02 năm….
11/ Nếu là sinh viên phải có thể sinh viên, bảng điểm gần nhất cũng như tình hình tài chánh của bố mẹ đương đơn.
12/ Bằng chứng về tài sản tài chính, bất động sản, nhà xe, số ngân hàng…..

TRƯỜNG HỢP ĐI THĂM THÂN NHÂN HOẶC TÀI TRỢ Ở CANADA

(Thông tin về nguồn tài chính của người tài trợ và vợ chồng người tài trợ ở Canada)
1/ Bản sao thẻ công dân hoặc thường trú dân Canada của người tài trợ (PR Card)
2/ Thư mời của người tài trợ Canada nêu rõ thời gian, số tiền, điều kiện và trách nhiệm tài chính, mối quan hệ của đương đơn, tổng số người sinh sống trong gia đình người tài trợ.
3/ Bảng chính hoặc bản sao có thị thực thuế thu nhâp Notice of Assessment (T451/Income Tax Return information-Regular (RC143) trong 02 năm qua của người tài trợ và của chồng vợ người tài trợ. Nếu chồng/vợ người tài trợ không làm việc hoặc vì lý do gì đó không nộp giấy, thì có thu giải thích.
4/ Giấy xác nhận số dư tài khoản của người tài trợ và vợ/chồng người tài trợ.
5/ Giấy xác nhận việc làm của người tài trợ và của vợ/chồng người tài trợ.


LƯU Ý: Tất cả giấy tờ người làm đơn bằng bản tiếng Việt đều được dịch sang tiếng Anh có xác nhận của đơn vị dịch thuật.

Xin visa du lịch Canada


Để bảo lãnh người thân sang du lịch Canada, bạn cần viết một bức thư gửi về Việt Nam và mời người thân sang Canada du lịch. Việc có cho phép người thân của bạn sang Canada du lịch hay không tùy vào việc nộp hồ sơ và phỏng vấn của người thân bạn ở Việt Nam.

Chúng tôi xin được nêu một vài lưu ý chung cho người ở Việt Nam xin visa du lịch Canada như sau:

1. Nơi tiếp nhận hồ sơ: bạn có thể nộp đơn tại một trong hai cơ quan sau đây:

a) Bộ phận di trú - Tổng Lãnh sự Canada tại TP.HCM:
Phòng 908 tòa nhà Metropolitan, 235 Đồng Khởi, quận 1
ĐT: (84-8) 3827-9899/ (84-8) 3827-9899
Fax: (84-8) 3827-9935/ (84-8) 3827-9937

b) Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Canada của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại TP.HCM:
Địa chỉ: Lầu 8 tòa nhà PDD, 162 Pasteur, quận 1
ĐT: +84 83 822 2057 
Fax: +84 83 822 1780 

2. Hồ sơ:

Gồm các loại giấy tờ sau đây:

(a) Đơn xin thị thực nhập cảnh ngắn hạn (mẫu IMM 5257) đã được điền hoàn chỉnh. (Trường hợp bạn khai mẫu đơn này theo hình thức trực tuyến, sau khi hoàn tất bạn sẽ in đơn ra để nộp cùng với bộ hồ sơ. Trong đó sẽ có trang mã vạch - trang 5 của mẫu đơn - sẽ được đính lên phía trên bộ hồ sơ mà bạn nộp để xin visa);
(b) Bản khai thông tin gia đình (mẫu IMM 5645);
(c) 2 ảnh cỡ hộ chiếu, phía sau ghi tên và ngày sinh của bạn;
(d) Chứng từ về việc đã nộp phí xin thị thực:

Trường hợp bạn xin visa có hiệu lực một lần nhập cảnh duy nhất thì mức phí 75 USD. Đối với visa có hiệu lực cho nhiều lần nhập cảnh thì mức lệ phí 150 USD.

Hình thức nộp lệ phí sẽ tùy thuộc yêu cầu của văn phòng nơi tiếp nhận hồ sơ, có thể là hối phiếu bằng CAD (đôla Canada) và được thanh toán cho “The Receiver General for Canada”, hoặc tiền mặt bằng USD.

Trường hợp bạn nộp hồ sơ cho IOM thì phải nộp thêm lệ phí hành chính bằng tiền mặt là 15 USD (nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng IOM) hoặc 365.000 VNĐ (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

(e) Hộ chiếu còn hiệu lực;
(f) Thư mời của gia đình người thân của bạn ở Canada;
(g) Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của bạn (ví dụ sổ tiết kiệm, thư xác nhận của ngân hàng, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản của bạn như nhà đất, xe…);
(h) Bản sao vé máy bay khứ hồi và/hoặc lịch trình chuyến du lịch của bạn (nếu có);
(i) Các giấy tờ khác theo yêu cầu của nhân viên lãnh sự.

3. Những vấn đề cần chứng minh:

Để được cấp visa, bạn cần thuyết phục được nhân viên lãnh sự bằng các hồ sơ chứng minh mà bạn có được hoặc thông qua việc trả lời phỏng vấn (nếu được yêu cầu phỏng vấn):

(a) Bạn sẽ rời Canada sau chuyến đi theo đúng ngày mà bạn đã khai trong hồ sơ;
(b) Bạn có đủ khả năng tài chính cho chi phí chuyến đi và trở về;
(c) Bạn không có dự định học tập hoặc làm việc tại Canada nếu không được phép;
(d) Tuân thủ quy định pháp luật và chưa từng có tiền án;
(e) Không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh của Canada;
(f) Cung cấp đầy đủ các hồ sơ mà nhân viên lãnh sự yêu cầu để thể hiện sự chấp hành của bạn;
(g) Có sức khỏe tốt (bạn có thể phải làm kiểm tra sức khỏe nếu được yêu cầu).

4. Thời hạn giải quyết: thông thường là 21 ngày kể từ ngày bạn nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Một nội dung quan trọng khác, đó là khi bạn đã được cấp visa, bạn vẫn có thể bị từ chối nhập cảnh vào Canada. Thời hạn của visa được cấp sẽ không quá 6 tháng nhưng đây không phải là thời hạn bạn được lưu lại Canada sau khi nhập cảnh.

Thay vào đó, việc bạn có được nhập cảnh cũng như thời gian được lưu lại Canada sẽ do cán bộ cửa khẩu ở Canada quyết định. Bạn cần lưu ý nếu ngày đến Canada thực tế của bạn không đúng so với thông tin mà bạn khai khi xin cấp visa cũng có thể khiến bạn bị từ chối nhập cảnh.

Để tìm hiểu thêm thông tin, bạn có thể xem hướng dẫn tại website của Bộ Công dân và di trú Canada (Citizenship and Immigration Canada) tại địa chỉ hoặc trực tiếp liên hệ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ thị thực Canada của Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) tại TP.HCM.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tải form xin visa, brochure

1. Bộ Form xin visa Du học

Học sinh phải hoàn tất bộ đơn điền này để xin visa bao gồm:

Mẫu IMM1294E gồm 4 trang (lưu ý phải điền online để Validate lấy mã vạch và in ra trực tiếp): Form này sẽ bao gồm thông tin học sinh, thông tin trường, học phí,...

Mẫu IMM5645E bao gồm 2 trang là thông tin về gia đình, anh chị em ruột,...

Mẫu Study Permit Questionaire bao gồm 2 trang là thông tin về tài chính bố mẹ, người thân Canada,...


Sau khi hoàn tất bộ form này các bạn sẽ xếp trang mã vạch lên đầu tiên, tiếp theo là IMM 1294E, IMM5645E và Study permit questionaire

2. Bộ Form giám hộ cho học sinh dưới 18 tuổi

Học sinh dưới 18t hoặc 19t (tùy theo Tỉnh quy định) cần phải có người giám hộ ở Canada (Người giám hộ này không nhất thiết là người thân của học sinh. Yêu cầu người giám hộ >21t, đã nhập quốc tịch Canada và sống gần trường với học sinh. Bạn cũng có thể nhờ trường giám hộ nếu mình không có người thân ở Canada. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị hai bộ đơn giám hộ (Một bộ nộp cho trường, một bộ nộp cho Lãnh Sự Quán)

Bộ đơn này bao gồm: 1 form dành cho người thân ở Canada điền đầy đủ thông tin vào, tiếp theo ra phòng luật sư công chứng rồi gởi về cho gia đình bạn 2 bản (một nộp vào trường, 1 nộp vào LSQ). Form còn lại là cha mẹ điền đầy đủ thông tin, cả hai vợ chồng đem đi công chứng. Trường hợp bạn không tìm được phòng công chứng tiếng Anh thì bạn nhớ làm tờ đơn cam kết bằng tiếng Việt để đem ra Ủy Ban phường, xã công chứng sau đó dịch sang lại tiếng Anh (Bạn cũng nên làm hai tờ: 1 nộp cho trường, 1 nộp vào LSQ Canada). Nếu có bất kỳ thắc mắc về mẫu đơn cam kết giám hộ bằng tiếng Việt, bạn hãy liên hệ với CEI Vietnam để được giải đáp.

Lưu ý:

- Custodian Declaration - Custodian for Minors Studying in Canada: form này dành cho người giám hộ ở Canada
- Custodian Declaration - Parents/Guardians for Minors Studying in Canada: form này cha mẹ sẽ làm tại Việt Nam


3. Form Ủy quyền

Tất cả các công ty tư vấn du học hoặc người đại diện (người thân, bạn bè,..) làm giúp hồ sơ phải điền vào mẫu đơn này


4. Form CAQ (Giấy phép vào tỉnh Quebec)

Tất cả du học sinh quốc tế muốn đến học tập tại Quebec đều phải xin giấy phép để được vào Tỉnh. Sau khi xin trường có thư chấp thuận bạn sẽ tiến hành xin giấy phép để vào tỉnh. Có thể điền giấy hoặc điền online (Xin giấy phép này sẽ mất khoảng 3 - 5 tuần). Phí nộp đơn xin CAQ là $C 108


5. Bộ Form xin Du lịch

Trong trường hợp ba mẹ cần đưa con sang Canada du học hoặc qua Canada thăm con hoặc người thân, vui lòng liên lạc với CEI vietnam để biết thêm thông tin chi tiết. Dưới đây là các mẫu đơn tham khảo


Sau khi hoàn tất các mẫu đơn này, bạn cũng in trang có mã vạch xếp lên vị trí đầu tiên

6. Form đồng ý và điều khoản sử dụng

Bạn phải hoàn tất mẫu đơn này trước khi nộp vào IOM Vietnam. Đây là mẫu đơn cam kết giữa người nộp đơn với IOM



Vui lòng liên hệ: Mr. Toàn: 0909570957 để biết thêm chi tiết

Anh mở rộng dịch vụ cấp visa khẩn cho người Việt


Kể từ 31/3, nơi tiếp nhận hồ sơ xin thị thực vào Anh tại Hà Nội và TP HCM sẽ thay đổi, đồng thời dịch vụ thị thực khẩn vào nước này cũng được mở rộng đến tất cả người nộp đơn tại Việt Nam.

Tại Hà Nội, trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực mới sẽ được đặt tại tòa nhà Vinafor, số 127 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng. Không chỉ tạo ra sự thuận tiện hơn và kéo dài thời gian mở cửa, trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực này cũng sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích khác như phòng chờ tiêu chuẩn và dịch vụ thông tin về hồ sơ qua tin nhắn. 

Còn tại TP HCM, trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực sẽ được chuyển từ tầng 4 xuống tầng 2 của tòa nhà RESCO, số 94-96 đường Nguyễn Du, quận 1. Cả hai trung tâm ở hai thành phố đều được điều hành bởi VFS Toàn Cầu. 

Những thay đổi về dịch vụ thị thực vào Anh sẽ được áp dụng từ ngày 31/3. Ảnh: chrisfleming.org


Ngoài ra, cũng từ ngày 31/3, dịch vụ thị thực khẩn của Anh sẽ được mở rộng đến toàn bộ người nộp đơn theo diện công tác và sinh viên. Đây là dịch vụ trả thêm phí để có thể được xét duyệt thị thực khẩn trong vòng từ 3 đến 5 ngày làm việc.

Bà Lesley Craig, phó Đại Sứ Anh tại Hà Nội cho biết:“ Chính phủ Anh muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam. Tạo điều kiện để người dân Việt Nam đến với Anh Quốc là một phần quan trọng trong mối quan hệ hợp tác này”.

Ngoài những thay đổi trên, quy trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực vẫn giữ nguyên như trước đây với việc các cán bộ Cục Quản lý thị thực và Xuất nhập cảnh Anh Quốc sẽ đưa ra quyết định về hồ sơ xin thị thực.

Hỏi đáp visa Đài Loan


Nên xin visa du lịch tự túc hay theo đoàn tới Đài Loan?
TTO - * Tôi năm nay 23 tuổi, nữ, đang là sinh viên đại học. Tôi chưa lập gia đình, vì một số công việc riêng nên tôi đang bảo lưu 1 năm học. Trong thời gian này, tôi rất muốn du lịch Đài Loan. Tôi có 1 sổ tiết kiệm 100 triệu đồng và đứng tên sổ hồng 2 ngôi nhà ở TP.HCM và Đồng Nai do gia đình cho.
Tôi chưa có công việc ổn định tại Việt Nam, chưa từng du lịch nước ngoài và còn khá trẻ. Liệu tôi có thể xin được visa đi Đài Loan không? Hay tôi nên đăng ký tour tại các công ty du lịch để dễ dàng hơn cho việc xin visa?
Rất mong được chuyên mục giải đáp thắc mắc. Cảm ơn.
Nguyen Dung (ngocdung141091@... )
- Trả lời:
Theo thông tin từ trang web của Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM (http://www.tecohcm.org.vn), các cá nhân có thể xin visa vào Đài Loan theo diện không cư trú như thương nhân, thăm con lấy chồng/vợ là người Đài Loan, đi du lịch Đài Loan theo đoàn do công ty du lịch tổ chức, sinh viên du học, truyền giáo.
Do vậy, trường hợp của bạn sẽ không được phép du lịch tự túc vào Đài Loan, mà chỉ có thể xin visa đi du lịch theo đoàn.
Để được cấp visa du lịch vào Đài Loan, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên;
- 2 ảnh 4x6 (theo tiêu chuẩn ảnh hộ chiếu tính từ đỉnh đầu đến cằm) chụp trong vòng 6 tháng gần đây;
- Vé máy bay khứ hồi;
- Lịch trình tham quan (khi cần thiết phải có giấy chứng nhận của công ty du lịch bán tour cho bạn)

Ngoài ra để chứng minh cho khả năng quay trở về Việt Nam sau chuyến du lịch, thường bộ phận cấp visa còn yêu cầu người nộp đơn cung cấp thêm một số giấy tờ sau:
- Xác nhận công việc, xác nhận đương chức;
- Khả năng về tài sản;
Đối với hai yêu cầu này, bạn có thể dùng giấy đăng ký kinh doanh của công ty do mình đứng tên để chứng minh, ngoài ra bạn còn phải cung cấp những giấy chứng minh cho quyền sở hữu tài sản của mình tại Việt Nam (giấy tờ nhà, đất, sổ tiết kiệm... ).
Hồ sơ của bạn phải thông qua phỏng vấn với nhân viên của bộ phận cấp visa.
Thời gian và lệ phí làm visa:
Làm thường: lệ phí 50 USD - thời gian làm 5 ngày làm việc;
Làm nhanh: lệ phí cộng thêm 50% lệ phí làm thường - thời gian là 3 ngày làm việc;

Thủ tục cơ bản xin visa các nước Châu Âu



VISA DU LỊCH & THĂM THÂN, CÔNG TÁC TẠI CHÂU ÂU:

Anh - Thụy Điển – Thụy Sỹ - Italy - Pháp
 Các giấy tờ cần chuẩn bị:

- Hộ chiếu (Còn hạn ít nhất 6 tháng)
- Hình 4x6 (nền trắng)
- Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn
- Thư mời (nếu có)
- Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất, quyết định cho nghỉ phép…
- Giấy tờ chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm…

Đối với người đi công tác:

- Thư mời công ty hoặc đơn vị mời 
- Chứng minh việc làm 

Phí xin visa Thụy Điển, Italy, Pháp,..: 1.740.000 đồng
Thời gian xử lý hồ sơ: 2 tuần


Đối với từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.

Xin visa du lịch Mỹ thăm thân



Bạn có thể đi du lịch sang Hoa Kỳ theo thư mời của người thân, tuy nhiên việc bạn có được cấp visa vào Mỹ hay không tùy thuộc vào nhận định của viên chức lãnh sự Mỹ phỏng vấn cấp visa.

Về nguyên tắc, viên chức lãnh sự sẽ hiểu rằng bạn xin visa vào Mỹ là có ý định ở lại nước Mỹ nên không cấp visa. Do vậy, bạn cần chứng minh rằng bạn không có ý định ở lại Mỹ, bằng các mối ràng buộc về tài sản và thân nhân ở Việt Nam, những mối ràng buộc này có thể chứng minh bạn trở lại Việt Nam sau chuyến đi.

Theo hướng dẫn tại website của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, bạn sẽ làm thủ tục xin visa du lịch Mỹ (ký hiệu B-2) với thủ tục như sau:

Quy trình và hồ sơ:

Bước 1. Bạn vào website của bộ phận lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ (tại đây) để điền mẫu đơn trực tuyến DS-160. Sau khi điền hoàn tất, trang web sẽ trả về cho bạn phần xác nhận (confirmation page) và mã số hồ sơ (ID number). Bạn sẽ in phần xác nhận và mã số này để tiến hành nộp hồ sơ và đóng phí.

Bước 2. Đóng phí: lệ phí xét đơn là 140 USD, không được hoàn trả và có thể đóng tại Ngân hàng Citibank, 17 Ngô Quyền, Hà Nội. Bạn phải mang theo một bản sao hộ chiếu còn hiệu lực khi đến đóng lệ phí và Citibank chỉ chấp nhận đôla Mỹ tiền mặt.

Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ:
- Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Trường hợp trước đây bạn đã từng du lịch Mỹ hoặc các nước khác (trong vòng 5 năm trở lại đây), bạn sẽ cần cung cấp thông tin về thời gian các chuyến đi này.
- Sơ yếu lý lịch để cung cấp các thông tin về tình trạng học tập, làm việc hiện tại của bạn.
- Các hồ sơ có liên quan khác: thông thường sẽ gồm các giấy tờ nhằm chứng minh các vấn đề sau:

+ Hồ sơ cho thấy chuyến đi Mỹ của bạn là một chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời nước Mỹ sau khi kết thúc chuyến đi: hành trình chuyến đi đến Mỹ, bao gồm tên, địa chỉ, và số điện thoại liên hệ tại mỗi thành phố.

+ Hồ sơ chứng minh tài chính cho chuyến đi: Trong trường hợp người cô ở Mỹ tài trợ cho chuyến đi của bạn, bạn có thể nộp các giấy tờ sau: mẫu đơn Bảo trợ tài chính, giấy khai thuế, giấy xác nhận việc làm, giấy báo lãnh lương, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng… của người cô ở Mỹ. Còn trường hợp bạn tự trang trải chi phí cho chuyến đi, bạn có thể cung cấp cho cơ quan lãnh sự: sổ tiết kiệm ngân hàng, bảng lương, hoặc bất kỳ bằng chứng về tất cả thu nhập, tài sản của bạn tại Việt Nam.

+ Các thông tin chứng minh bạn có ràng buộc chặt chẽ tại Việt Nam và sẽ quay trở về sau chuyến đi: Các giấy tờ chứa đựng thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình và tài sản cá nhân của bạn (nên kê khai thật chi tiết).

+ Thư mời của cô của bạn cũng là một giấy tờ hỗ trợ tốt cho việc xin visa, vì người cô này có thể bảo đảm cho bạn trong thời gian bạn lưu trú tại Mỹ; ngoài ra cô ấy là người làm việc cho cơ quan nhà nước nên sẽ tạo ra sự tin tưởng từ phía cơ quan lãnh sự.

+ Các hồ sơ cần thiết khác (tùy theo hoàn cảnh thực tế của bạn và theo yêu cầu của viên chức lãnh sự).

Bước 4. Đăng ký trực tuyến lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội (tại đây), hoặc tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (tại đây).

Bước 5. Trực tiếp mang hồ sơ đến Lãnh sự quán để dự phỏng vấn.
Nếu đơn xin visa được chấp thuận, bạn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng visa thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, thông thường trong vòng 3 ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh được thông báo trên trang web của EMS. Lệ phí này phải trả bằng tiền mặt và bằng đồng Việt Nam.
Trường hợp bị từ chối cấp visa, bạn sẽ được trả lại hộ chiếu cùng những giấy tờ cần thiết khác ngay sau cuộc phỏng vấn.

Thời gian lưu lại Mỹ:

Có sự khác nhau giữa thời gian hiệu lực của visa (dài nhất là 1 năm cho người Việt Nam) và thời gian được phép lưu lại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày). Do vậy, trường hợp bạn được cấp visa, khi nhập cảnh, các viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) tại các cửa khẩu sẽ là người quyết định thời gian của bạn được phép ở lại Mỹ.

Trường hợp muốn lưu trú ở Mỹ lâu hơn thời hạn được phép thì bạn phải gửi đơn xin gia hạn đến văn phòng Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Thông thường, các trường hợp người Việt Nam sang Mỹ du lịch với thời hạn 1 tháng sẽ được chấp thuận.


(Trích từ Tuổi Trẻ Online)

Visa Hàn Quốc không khó như bạn tưởng

Có một công việc ổn định, chứng minh đủ khả năng tài chính là bạn hoàn toàn có cơ hội đến Hàn Quốc du lịch tự túc.

Hộ chiếu Việt Nam là một trong những hộ chiếu mang lại ít tự do du lịch nhất, đa số các quốc gia trên thế giới yêu cầu phải có visa và Hàn Quốc là một trong số đó. Tuy nhiên, nếu nắm rõ thủ tục và biết một số quy định, việc xin visa để du lịch Hàn Quốc cũng "dễ như bỡn".
Trước hết, bạn nên tới Phòng Lãnh sự – Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội tại tầng 7, tòa nhà Charmvit 117 Trần Duy Hưng hoặc Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM ở 107 đường Nguyễn Du, quận 1 để nghe những hướng dẫn cụ thể về việc xin visa nhập cảnh vào Hàn và lấy mẫu đơn xin visa (Application Form).
Đối với những người sinh từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc thì đăng ký tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội. Nếu muốn nộp trong Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM cần bổ sung thêm: Hộ khẩu thường trú trong khu vực từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam (dịch và công chứng tư pháp) và hợp đồng lao động dài hạn (đính kèm bản dịch tiếng Anh công chứng tư pháp).
Đối với những người sinh ở những khu vực còn lại thì nộp tại TP HCM, trường hợp muốn nộp hồ sơ xin visa tại Hà Nội cũng phải bổ sung giấy tờ tương tự như trên.
Xin visa là một trong những điều kiện bắt buộc để du lịch Hàn Quốc.
Xin visa là một trong những điều kiện bắt buộc để du lịch Hàn Quốc.
Các giấy tờ cần thiết (tất cả các giấy tờ tiếng Việt cần dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Hàn và có công chứng)
- Hộ chiếu còn hiệu lực trong ít nhất 6 tháng và có 2 trang trống để gắn visa.
- Tờ khai xin cấp visa có dán 1 ảnh chân dung 3,5 x 4,5cm chụp trong 3 tháng gần nhất. Bạn có thể download mẫu đơn tại đây.
- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp gồm: hợp đồng lao động và đơn xin nghỉ phép du lịch.
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính gồm:
+ Sổ tiết kiệm có số tiền gửi ít nhất 5.000 USD hoặc 100 triệu đồng.
+ Các loại giấy tờ bổ sung (photo) như sổ đỏ (nhà phải rộng trên 100m2), chứng khoán, giấy tờ sở hữu ô tô...
+ Sao kê ngân hàng về lương (3 tháng gần nhất) hoặc bất kỳ giấy tờ nào chứng minh lương hàng tháng.
Trong trường hợp bạn không có đủ khả năng tài chính, có thể chứng minh năng lực tài chính của người thân, kèm theo giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình có xác nhận của chính quyền địa phương. Đối với độ tuổi vị thành niên phải có giấy đồng ý của bố mẹ, giấy chứng nhận quan hệ gia đình.
- Ngoài ra, bạn sẽ được miễn giấy tờ chứng minh năng lực tài chính trong các trường hợp sau:
+ Người làm ở cơ quan chính phủ: bổ sung giấy xác nhận nhân viên hoặc công nhân viên chức.
+ Từng đi các nước trong khối OECD (trong 5 năm gần nhất) hoặc từng đi Hàn Quốc trên 2 lần. Cần bổ sung giấy tờ xác nhận việc xuất nhập cảnh các nước (bản sao visa). Danh sách các nước thuộc khối OECD.
- Một số giấy tờ khác: Bản sao chứng minh thư (công chứng), lịch trình tham quan và giấy xác nhận đã đặt khách sạn.
Lưu ý khi phỏng vấn
Xin visa Hàn Quốc phần lớn không cần phỏng vấn song vẫn có một số trường hợp Đại sứ quán yêu cầu. Khi đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin trên website của Đại sứ quán hoặc Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc để khi trả lời phỏng vấn cho trôi chảy.
Bạn phải cho họ thấy rằng bạn có một công việc, cuộc sống ổn định tại Việt Nam; bạn có nhiều mối quan hệ ràng buộc và chắc chắn sau chuyến đi bạn buộc phải quay trở về và khi lưu trú tại Hàn Quốc, bạn biết mình sẽ đi đâu, làm gì. Điều quan trọng là khi đến phỏng vấn, bạn hãy cứ tỏ ra đàng hoàng, tự tin và thoải mái với tâm lý không xin được visa lần này thì xin lần sau, không đi được Hàn Quốc thì đi nước khác.
Lệ phí (chỉ thu bằng USD)
Khi tiến hành nộp đơn xin visa nhập cảnh vào Hàn Quốc, bạn sẽ phải trả lệ phí với mức:
- 30 USD đối với visa dưới 90 ngày 
- 50 USD đối với visa một lần trên 90 ngày
Thời gian làm việc của bộ phận cấp visa
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ 9h đến 12h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của sứ quán).
- Thời gian trả kết quả: từ 14h đến 16h tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của sứ quán).
Thời gian nhận kết quả thường là khoảng 8 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn xin. Nếu bạn xin tại TP HCM chỉ mất từ 4-5 ngày.
Khi đến nộp hồ sơ và nhận visa, bạn hãy nhớ mang theo chứng minh thư gốc.
Hiệu lực của visa
3 tháng kể từ ngày cấp và chỉ có giá trị xuất nhập cảnh một lần.

Thủ tục xin visa Thổ Nhĩ Kỳ



1. DU LỊCH THEO TOUR

A. Giấy tờ chung
- 01 Passport gốc còn hạn trên 6 tháng
- 02 Ảnh 4x6 phông trắng
- 01 Form khai visa
- 01 Sổ hộ khẩu
- 01 Xác nhận số dư ngân hàng tối thiểu 2000 USD

B. Giấy tờ cá nhân
- Nhân viên: HDLD + Đơn xin nghỉ phép
- Chủ DN: ĐKKD + Đơn nghỉ phép
- Hưu trí: thẻ hoặc sổ hưu trí
- HSSV: thẻ HSSV + giấy khai sinh
- Trẻ nhỏ: Giấy khai sinh
- Nội trợ: Giấy tờ nhà + đăng kí kết hôn

Lệ phí: 60 USD (đã bao gồm trong giá tour)


2. DU LỊCH TỰ TÚC

A. Giấy tờ chung
- Passport gốc còn hạn trên 6 tháng
- 02 Ảnh 4x6
- 01 Form khai visa
- 01 Sổ hộ khẩu
- 01 Xác nhận số dư ngân hàng tối thiểu 3000 USD

B. Giấy tờ cá nhân
- Nhân viên: HDLD + Đơn xin nghỉ phép
- Chủ DN: ĐKKD + Đơn nghỉ phép
- Hưu trí: thẻ hoặc sổ hưu trí
- HSSV: thẻ HSSV + giấy khai sinh
- Trẻ nhỏ: Giấy khai sinh
- Nội trợ: Giấy tờ nhà + đăng kí kết hôn

Lệ phí: 160 USD (giá làm dịch vụ)

3. VISA CÔNG TÁC

A. Giấy tờ chung
- Passport còn hạn trên 6 tháng
- 02 Ảnh 4x6
- 01 Form khai visa
- Thư mời của đối tác bên TNK (bản gốc/fax)
- 01 Sổ hộ khẩu

B. Giấy tờ cá nhân
- Nhân viên: HDLD + Quyết đinh đi công tác (nêu rõ chi phí do công ty chi trả) + Giấy DKKD
- Chủ DN: ĐKKD + QD cử đi công tác (nêu rõ chi phí do công ty chi trả)

- Lệ phí: 160 USD (giá làm dịch vụ)

4. QUÁ CẢNH

A. Giấy tờ chung
- Passport còn hạn trên 6 tháng
- Có visa của nước đến
- 02 Ảnh 4x6
- Form khai visa
- Booking vé máy bay khứ hồi

B. Giấy tờ cá nhân
- Nhân viên: HDLD + Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (quyết định cử đi công tác)
- Chủ DN: ĐKKD + Đơn xin nghỉ phép (quyết định cử đi công tác)

Lệ phí: 160 USD (giá làm dịch vụ)

Xin lưu ý:

- Tất cả hồ sơ phải là bản gốc tiếng Anh hoặc bản sao y công chứng kèm bản dịch tiếng Anh và công chứng
- Visa du lịch có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp, được nhập cảnh 1 lần và được phép lưu trú tối đa 30 ngày.
- Visa công tác có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp, được nhập cảnh 1 lần và được phép lưu trú tối đa 15 ngày.
- Visa transit có giá trị 1 tháng kể từ ngày cấp, được nhập cảnh 1 lần được lưu trú tối đa 02 ngày trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ
- Hồ sơ nộp trước 1 tháng so với ngày khởi hành. Hồ sơ xét duyệt trong vòng 3 tuần

Mọi chi tiết xin liên hệ: Toàn: 0909570957

Các nước được miễn visa nhập cảnh

DANH MỤC CÁC HIỆP ĐỊNH, THOẢ THUẬN MIỄN THỊ THỰC GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
(tính đến tháng 10/2013)
I. MIỄN THỊ THỰC SONG PHƯƠNG
Việt Nam đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 78 nước, trong đó với 74 nước Hiệp định, thỏa thuận đang có hiệu lực; Hiệp định với 05 nước sau đây chưa có hiệu lực: Cô-xta Ri-ca, Bô-li-vi-a, CHLB Đức, Ét-xto-ni-a và Mi-an-ma (hiệu lực từ 26/10/2013).

Chữ viết tắt: HCNG  hộ chiếu ngoại giao
HCCV hộ chiếu công vụ
HCĐB hộ chiếu đặc biệt
HCPT hộ chiếu phổ thông
CQĐDNG cơ quan đại diện ngoại giao
CQLS cơ quan lãnh sự
TCQT tổ chức quốc tế

Miễn thị thực bao gồm việc miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh.
Thời gian tạm trú miễn thị thực được tính từ ngày nhập cảnh.

ARGENTINA

(Hiệp định ký ngày 14/9/1999, có hiệu lực từ ngày 13/11/1999)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú 60 ngày, trong thời gian đó họ phải hoàn tất các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận. Qui định này không áp dụng đối với nhân viên phục vụ riêng.

ARMENIA (Ký ngày 08/6/2012, có hiệu lực từ ngày 11/10/2012)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG

Arzerbajan   (Hiệp định ký ngày 09/04/2010, có hiệu lực từ 21/08/2010)

- Công dân Việt Nam và A-déc-bai-dan mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị, cũng như thành viên gia đình họ trong độ tuổi vị thành niên và có tên ghi trong hộ chiếu của họ, được miễn thị thực với thời hạn lưu trú không quá 01 tháng khi nhập cảnh, lưu trú, xuất cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ của nước kia.

- Công dân của nước này mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị, sau khi nhập cảnh vào lãnh thổ nước kia với tư cách là thành viên CQĐDNG, CQLS và TCQT, cũng như thành viên gia đình chung sống cùng với họ, phải làm thủ tục đăng ký tại Bộ Ngoại giao của nước tiếp nhận.

A-rập Ai-Cập (Hiệp định ký ngày 18/08/2010, có hiệu lực từ ngày 08/08/2011)

- MTT cho người mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc là đại diện của nước mình tại các TCQT mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị và trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh những người này sẽ được cấp thị thực hoặc giấy phép lưu trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác theo đề nghị của CQĐDNG, CQLS, TCQT liên quan. Quy định này cũng áp dụng đối với vợ/chồng, con của những người nói trên mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu đặc biệt hoặc hộ chiếu công vụ (kể cả trường hợp tên của trẻ em được ghi trong hộ chiếu của cha/mẹ)

A-rập Thống Nhất (UAE) (Hiệp định ký ngày 23/10/2010, có hiệu lực từ ngày 22/07/2011)

- MTT nhập cảnh, xuất cảnh cho người mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc là đại diện của nước mình tại các TCQT có trụ sở trên lãnh thổ Bên ký kết kia mang HCNG, HCĐB, HCCV còn giá trị phải có thị thực trước khi nhập cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia với tư cách là thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện tại TCQT.

Albani (trao đổi công hàm ngày 29/9/1956, có hiệu lực từ 1/10/1956)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và hộ chiếu tập thể đi công vụ.

Algeri (Hiệp định ký ngày 30/6/1994, có hiệu lực từ ngày 02/01/1995)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày; nếu muốn tạm trú quá 90 ngày họ phải làm các thủ tục cần thiết xin cấp thị thực tạm trú hoặc đăng ký cư trú theo quy định của nước sở tại.

- Cấp thị thực tạm trú hoặc đăng ký cư trú miễn phí cho thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình sống chung một hộ với họ. Thời hạn thị thực có giá trị đến hết nhiệm kỳ công tác.

- Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí.

Angola (Hiệp định ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 08/6/2012)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV không quá 30 ngày cho mỗi lần nhập cảnh, và có thể được gia hạn 1 lần với thời gian tương đương.

- Miễn thị thực cho thành viên cơ quan đại diện NG hoặc lãnh sự cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác.

Afganistan (Hiệp định ký ngày 28/12/1987, có hiệu lực từ ngày 26/2/1988)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV.

- Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí.

n Độ (Hiệp định ký ngày 7/9/1994, có hiệu lực từ ngày 23/3/1995)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gian hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCNG, HCCV, được nhập cảnh miễn thị thực và được cấp thị thực tạm trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan đại diện liên quan.

- Người mang HCPT thực hiện chuyến đi kinh doanh hoặc công vụ được các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự của Bên kia cấp thị thực nhập cảnh, hoặc quá cảnh và xuất cảnh (nếu cần) tối đa trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cần thiết theo luật và các quy định hiện hành của nước cấp thị thực, kể cả giấy mời của cơ quan, tổ chức nước này.

Ba Lan (Hiệp định ký ngày 06/07/2011, có hiệu lực ngày 14/03/2012)

- Miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh cho công dân hai nước mang HCNG còn giá trị do Bộ Ngoại giao cấp với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS hoặc phái đoàn thường trực tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia, và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con) sống cùng một hộ với những người này và mang HCNG, có quyền nhập cảnh lãnh thổ Bên ký kết kia và lưu trú miễn thị thực trong suốt quá trình công tác. Bộ Ngoại giao nước cử phải thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước tiếp nhận về những người nói trên trước khi họ được bổ nhiệm.

BANGLADESH (Hiệp định ký ngày 11/5/1999, có hiệu lực từ ngày 10/7/1999)

- Miễn thị thực với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày cho: công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV; công dân Băng-la-đét mang HCNG và HC đi nước ngoài có dấu “công vụ”. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của họ mang HCNG, HCCV (hoặc tên của con được ghi vào HC của cha mẹ) với thời gian tạm trú 90 ngày; việc nhập cảnh phải được thông báo trước qua đường ngoại giao. Trong thời hạn 90 ngày, những người này phải làm thủ tục lưu trú cần thiết theo qui định của nước sở tại;

- Con dưới 18 tuổi của thành viên CQĐDNG, CQLS mang HCPT được hưởng chế độ miễn thị thực như của cha, mẹ (với điều kiện có công hàm xác nhận của CQĐDNG, CQLS hoặc Bộ Ngoại giao nước mình).

Belarus (Hiệp định ký ngày 25/10/1993, có hiệu lực từ ngày 24/11/1993)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV. Trẻ em dưới 7 tuổi không nhất thiết phải có ảnh trong hộ chiếu của cha mẹ hay người đi kèm.

Brazil (Trao đổi công thư ngày 16/11/2004, có hiệu lực ngày 12/2/2005)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG trong suốt nhiệm kỳ công tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, họ phải làm thủ tục đăng ký cư trú tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận.

HCCV: (Hiệp định ký ngày 24/11/2008, có hiệu lực ngày 8/7/2009)

- Miễn thị thực cho người HCCV 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCCV, được nhập cảnh miễn thị thực và được cấp thị thực tạm trú có giá trị trong suốt nhiệm kỳ công tác.

Brunei (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 1/11/1997)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
(Bạn trao công hàm cho ta, có hiệu lực từ ngày 01/8/2007)

- Miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.
(Ta trao công hàm cho Bru-nây, có hiệu lực từ ngày 08/8/2007)

- Miễn thị thực cho công dân Bru-nây mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

Bulgari (Hiệp định ký ngày 07/07/2010, có hiệu lực từ ngày 20/12/2010)

- MTT cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

- Thành viên các cơ quan ĐDNG, CQLS hoặc phái đoàn thường trực tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia và thành viên gia đình họ (vợ, chồng, con độc thân dưới 18 tuổi, con thành niên bị mất khả năng lao động vĩnh viễn, con độc thân dưới 25 tuổi đang theo học tại một cơ sở giáo dục của Nước nhận) mang HCNG, HCCV phải có thị thực nhập cảnh phù hợp trước khi nhập cảnh lần đầu.

(Hiệp định này thay thế Thỏa thuận về cơ chế thị thực thuận lợi được áp dụng trên cơ sở trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 01/06/1966).

Cambodia (Hiệp định ký ngày 30/11/1979, có hiệu lực từ ngày ký)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, giấy thông hành ngoại giao, công vụ, không quy định cụ thể thời gian miễn thị thực.

(Hiệp định ký ngày 4/11/2008, có hiệu lực từ 5/12/2008 và Thoả thuận qua trao đổi Công hàm tháng 12/2009 sửa đổi Hiệp định này, nâng thời hạn miễn thị thực từ 14 lên 30 ngày, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010)

Miễn thị thực cho người mang HCPT. Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Chile (Hiệp định ký ngày 22/10/2003, có hiệu lực từ ngày 25/6/2005)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 90 ngày theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV (hoặc tên con của họ được ghi vào HC của cha hoặc mẹ).

Colombia (Hiệp định ký ngày 27/2/2012, có hiệu lực từ ngày 28/03/2012)

- Công dân của một Bên mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh, và quá cảnh lãnh thổ Bên kia với thời gian lưu trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào lãnh thổ Bên kia.

- Công dân mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị của một Bên và là thành viên các CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện của các tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Bên kia, và thành viên gia đình họ mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị có quyền nhập cảnh, xuất cảnh, tạm trú miễn thị thực tại lãnh thổ Bên kia trong suốt nhiệm kỳ công tác.

Kuwait (Hiệp định ký ngày 13/10/2012, có hiệu lực từ ngày 21/4/2013)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị được miễn thị thực với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên các CQĐDNG, CQLS hoặc đại diện của các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ mang HCNG hoặc HCCV còn giá trị.

Cuba (Hiệp định ký ngày 31/8/1981, đang có hiệu lực)

- Miễn thị thực đối với công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV, HCPT đi công vụ và hộ chiếu thuyền viên; đối với công dân Cu-ba mang HCNG, HCCV, hộ chiếu chính thức và hộ chiếu hàng hải.

- Cấp thị thực cho các loại HC khác miễn thu lệ phí.

Crô-a-ti-a (Hiệp định ký ngày 29/10/2009, có hiệu lực từ ngày 27/3/2010)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 30 ngày.

- Miễn thị thưc cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của TCQT cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác.

* Crô-a-ti-a đơn phương MTT cho công dân VN mang HCNG, HCCV với thời hạn lưu trú không quá 90 ngày, kể từ ngày 01/01/2010 (Công hàm số 001/10/TCM ngày 05/01/2010 của Đại sứ quán Crô-a-ti-a tại Ma-lai-xi-a).



(Hiệp định ký ngày 15/9/2009, có hiệu lực từ ngày 11/4/2010 )

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và trẻ em có tên trong hộ chiếu với thời gian lưu trú không quá 30 ngày.

- Miễn thị thực cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của TCQT cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác, sau khi những người này đã hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú tại cơ quan có thẩm quyền nước sở tại trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu thuyền viên có tên trong danh sách thuyền viên; những người này được phép lưu trú trong phạm vi thành phố hoặc thị trấn nơi có cảng.

Đô-mi-ni-ca (Hiệp định ký ngày 30/08/2007, có hiệu lực từ ngày 29/09/2007)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và phái đoàn đại diện tại Tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Quy định này cũng áp dụng đối với thành viên gia đình của họ nếu mang HCNG, HCCV.

En-xan-va-đo (Hiệp định ký ngày 31/03/2011, có hiệu lực từ ngày 30/05/2011)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày.

- Miễn thị thực nhập xuất cảnh và tạm trú trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và phái đoàn đại diện tại Tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia. Quy định này cũng áp dụng đối với thành viên gia đình của họ nếu mang HCNG, HCCV.

Ê-cu-a-đo (Hiệp định ký ngày 20/08/2007, có hiệu lực từ ngày 19/09/2007)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, HCĐB với thời hạn tạm trú tối đa là 90 ngày. Thời hạn tạm trú có thể được gia hạn không quá 90 ngày trên cơ sở có văn bản đề nghị của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, bao gồm cả các thành viên gia đình (vợ hoặc chồng và con sống phụ thuộc cha mẹ) mang HCNG, HCCV, HCĐB đóng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.

Hàn Quốc (Hiệp định ký ngày 15/12/1998, có hiệu lực từ ngày 13/1/1999)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS. Người mang HCNG, HCCV muốn tạm trú quá 90 ngày phải xin thị thực trước và được cấp thị thực miễn thu lệ phí.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

Hung-ga-ri (Hiệp định ký ngày 4/5/1993, có hiệu lực từ ngày 1/8/1993)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, cơ quan thương mại, TCQT và vợ hoặc chồng, con vị thành niên cùng sống với họ mang HCNG, HCCV.

(Trao đổi công hàm tạo điều kiện thuận lợi cho người mang HCPT đi công vụ, có hiệu lực từ ngày 01/8/1993):

- Cấp thị thực cho HCPT đi công vụ trong vòng 7 ngày làm việc, miễn thu lệ phí với điều kiện có công hàm của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Hung-ga-ri khẳng định tính chất công vụ của chuyến đi.

In-đô-nê-xi-a (Trao đổi công hàm ngày 19/8/1998; có hiệu lực ngày 19/9/1998)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS và vợ hoặc chồng, con cùng đi mang HCNG, HCCV phải xin thị thực trước khi đi công tác nhiệm kỳ.

- Cấp thị thực miễn phí cho người mang HCPT được mời tham dự các hoạt động của ASEAN do Ban Thư ký ASEAN hoặc các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ tổ chức.

* Hiệp định ký ngày 26/6/2003, có hiệu lực ngày 4/12/2003:

Miễn thị thực cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày với điều kiện hộ chiếu phải còn thời hạn giá trị ít nhất 6 tháng. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

* Ngày 19/01/2004, Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xi-a có công hàm thông báo:

Từ ngày 01/02/2004, công dân Việt Nam (không phân biệt loại HC) được nhập cảnh In-đô-nê-xi-a miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú không được gia hạn.

I-ran (Hiệp định ký ngày 2/5/1994, có hiệu lực từ ngày 1/6/1994)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú tối đa 1 tháng (30 ngày). Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực nhập cảnh cho thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình họ mang HCNG, nhưng phải thông báo trước khi nhập cảnh một tháng. Sau khi nhập cảnh họ phải đến Bộ Ngoại giao nước sở tại để nhận thẻ cư trú.

I-rắc (Hiệp định ký ngày 13/6/2001, có hiệu lực từ 1/12/2001)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

I-ta-lia (Hiệp định ký ngày 13/7/2010, có hiệu lực từ 20/01/2012)

- Công dân của các Bên ký kết mang HCNG còn giá trị và không phải là người đang công tác nhiệm kỳ tại lãnh thổ Bên ký kết kia, được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Nước tiếp nhận với thời gian lưu trú không quá chín mươi (90) ngày (trong một hay nhiều giai đoạn) trong thời hạn sáu (06) tháng, tính từ ngày nhập cảnh lần đầu vào lãnh thổ Nước tiếp nhận. Đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thời hạn chín mươi (90) ngày nói trên sẽ được tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên vào khu vực Schengen.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS và đại diện tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia cũng như thành viên gia đình của họ mang HCNG vẫn phải có thị thực khi nhập cảnh lần đầu tiên để làm công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện ở nước ngoài.

- Những người nói trên, sau khi được Nước tiếp nhận chấp thuận và cấp Chứng minh thư Ngoại giao, có quyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và lưu trú trên lãnh thổ Nước tiếp nhận trong suốt nhiệm kỳ công tác”.

I-xra-en (Hiệp định ký ngày 21/5/2009, có hiệu lực từ ngày 06/12/2012)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCNG còn giá trị phải có thị thực và/hoặc hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú cần thiết trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Kư-rư-gis-xtan (kế thừa Hiệp định về điều kiện đi lại giữa VN và Liên Xô cũ ký ngày 15/7/1981)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, và HCPT (không phân biệt mục đích nhập cảnh).


Hiệp định miễn thị thực cho HCNG, HCCV ký ngày 17/7/1977; Công hàm trao đổi năm 1993; Hiệp định miễn thị thực cho HCPT ký ngày 05/03/2004, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004; Thoả thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước ký ngày 14/9/2007 ( Thoả thuận Hà Nội năm 2007)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, không quy định rõ thời gian tạm trú[1].

- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (có tem AB của Việt Nam hoặc ký hiệu SERVICE của Lào), cụ thể:

- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công (thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức có tư cách pháp nhân) thực hiện các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư và các dự án hợp tác. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, chủ dự án hoặc người sử dụng lao động phải làm đầy đủ các thủ tục đăng ký cư trú cho người lao động theo qui định hiện hành của mỗi nước.

- Công dân hai nước có Thẻ lao động và Thẻ tạm trú được miễn thị thực khi xuất cảnh, nhập cảnh trong thời hạn của Thẻ tạm trú. Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú được cấp theo thời hạn của các hợp đồng thương mại, lao động, đầu tư, các dự án hợp tác và được gia hạn với thời hạn tối đa 12 tháng một lần.

- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi việc công là học sinh, sinh viên, thực tập sinh theo chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc doanh hai nước. Thời hạn cư trú được cấp phù hợp với thời hạn của chương trình hợp tác.

- Miễn thị thực cho người mang HCPT còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày. Lệ phí cấp hoặc gia hạn thị thực thống nhất hai Bên là 20USD/thị thực, thu bằng tiền VND và LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi (theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Lào công bố tại thời điểm thu).

Ma-lai-xi-a (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 25/11/2001)

- Miễn thị thực cho người mang các loại hộ HC, với thời gian tạm trú không quá 30 ngày và với những mục đích sau: du lịch; tham dự các hoạt động thông tấn, báo chí; đi việc công; thăm thân nhân; đàm phán thương mại; đầu tư; tham dự các hoạt động thể thao; tham dự các hội nghị, hội thảo.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS mang HCNG, HCCV và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Họ và tên của những người này phải được thông báo cho nước tiếp nhận 14 ngày trước khi nhập cảnh.

Ma-rốc (Hiệp định ký ngày 18/11/2004, có hiệu lực từ ngày 19/12/2004)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, hộ chiếu đặc biệt với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV, hộ chiếu đặc biệt, với thời gian tạm trú 90 ngày. Trong thời gian 90 ngày sau khi nhập cảnh, những người này phải hoàn tất thủ tục đăng ký lễ tân cần thiết.

Mê-hi-cô (Hiệp định ký ngày 6/12/2001, có hiệu lực từ ngày 4/2/2002)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, những người này phải hoàn tất thủ tục lưu trú theo quy định của nước sở tại.

Môn-đô-va (Hiệp định ký ngày 28/2/2003, có hiệu lực từ ngày 23/5/2003)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực nhập cảnh cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV. Sau khi nhập cảnh, họ phải đăng ký tạm trú phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận.

Mông Cổ (Hiệp định ký ngày 7/1/2000, có hiệu lực từ ngày 6/2/2000)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày; thời gian tạm trú có thể được gia hạn trong trường hợp bất khả kháng và theo yêu cầu bằng văn bản của CQĐDNG, CQLS. Nếu có ý định tạm trú trên 90 ngày, những người nói trên phải xin thị thực trước và được cấp miễn phí.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

- Miễn thị thực cho người mang HCPT nhập cảnh theo thư mời của thành viên CQĐDNG, CQLS và được cơ quan đại diện liên quan xác nhận. Thư mời được lập bằng ngôn ngữ của nước đến hoặc bằng tiếng Anh;

- Cấp thị thực cho HCPT miễn thu lệ phí và trong 1-2 ngày làm việc.

Mông-tê-nê-grô (kế thừa HD MTT với Nam Tư)

(Hiệp định ký ngày 5/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/9/2000)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

Mi-an-ma (Bản ghi nhớ ký ngày 22/6/1998; có hiệu lực từ ngày 11/8/1998)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Thành viên CQĐNG, CQLS, TCQT, các văn phòng thương mại và thành viên gia đình họ phải xin thị thực trước khi nhập cảnh.



Hiệp định ký ngày 04/4/2008, có hiệu lực ngày 09/02/2009)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày.

- Miễn thị thực cho thành viên cơ quan đại diện NG hoặc lãnh sự cũng như thành viên gia đình họ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trong suốt nhiệm kỳ công tác. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh, những người này phải hoàn tất các thủ tục đăng ký tạm trú cần thiết với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại

Nam Phi (Hiệp định ký ngày 24/05/2007, có hiệu lực từ ngày 23/06/2007).

- Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao (HCNG), hộ chiếu công vụ (HCCV) với thời hạn tạm trú tối đa 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho người mang HCNG, HCCV là thành viên CQĐDNG, CQLS trên lãnh thổ Bên kia và thành viên gia đình mang HCNG hoặc HCCV của những người nêu trên.

Nga (Liên bang) (Hiệp định ký ngày 28/10/1993, có hiệu lực từ ngày 20/2/1994; công hàm sửa đổi bổ sung Hiệp định có hiệu lực từ 2/1/2005)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 90 ngày khi có lý do chính đáng hoặc theo yêu cầu chính thức.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS,TCQT, cán bộ của các tổ chức, cơ quan đóng trên lãnh thổ của nhau theo thoả thuận giữa hai Chính phủ, cùng thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

- Những người mang hộ chiếu thuyền viên là thuỷ thủ trên tàu của một bên có thể đến, rời khỏi tàu của họ và tạm trú trên lãnh thổ bên kia miễn thị thực. Nếu họ đi bằng phương tiện vận tải khác qua lãnh thổ của bên kia thì được miễn thị thực khi trong hộ chiếu thuyền viên có ghi mục đích chuyến đi và nơi đến.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan có thẩm quyền của Bên này cấp thị thực cho công dân của Bên kia miễn thu lệ phí lãnh sự.

- Cấp thị thực miễn phí cho người đi thăm thành viên CQĐDNG, CQLS trên cơ sở thư mời (có xác nhận của CQĐD liên quan) trong vòng 3 ngày làm việc. Thị thực có giá trị nhập xuất cảnh 2 lần và thời hạn không quá 3 tháng.

Nhật Bản (Trao đổi công hàm ngày 8/3/2005, có hiệu lực từ ngày 1/5/2005)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV đi thực hiện chức năng ngoại giao, chức năng lãnh sự, nhiệm vụ chính thức của Chính phủ với thời hạn tạm trú không giới hạn.

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV đi với các mục đích khác (không bao gồm mục đích xin việc làm, cư trú, hành nghề chuyên môn, các công việc khác có thu nhập) với thời hạn tạm trú không quá 90 ngày.

Ni-ca-ra-goa (Hiệp định ký ngày 14/3/1983, đang có hiệu lực)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV hoặc hộ chiếu chính thức.

- Cấp thị thực cho các loại HC khác miễn thu lệ phí.



( Hiệp định ký ngày 31/01/2007, có hiệu lực từ ngày 2/3/2007)

Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú tối đa 90 ngày. Mỗi bên có thể gia hạn tạm trú theo yêu cầu bằng văn bản của CQĐDNG và CQLS.

Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho người mang HCNG, HCCV là thành viên CQĐDNG, CQLS, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Bên kia và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV( bao gồm vợ, chồng, con dưới 18 tuổi). Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải đăng ký lưu trú.

Pa-na-ma (Hiệp định ký ngày 5/9/2002, có hiệu lực từ ngày 4/11/2002)

- Miễn thị thực đối với công dân Việt Nam (không thường trú tại Pa-na-ma) mang HCNG, HCCV và công dân Pa-na-ma (không thường trú tại Việt Nam) mang HCNG, HCCV, hộ chiếu đặc biệt, hộ chiếu lãnh sự với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS là công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV và công dân Pa-na-ma mang HCNG, HCCV, hộ chiếu lãnh sự hoặc hộ chiếu đặc biệt, và thành viên gia đình sống cùng một hộ với họ.

Pê-ru (Hiệp định ký ngày 24/2/2006, có hiệu lực từ ngày 2/6/2006)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV của Việt Nam và HCNG, HC đặc biệt của Pê-ru với thời gian tạm trú tối đa là 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên của CQĐDNG, CQLS, đại diện tại TCQT trên lãnh thổ Bên kia và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV, HC đặc biệt.

Pháp (Hiệp định ký ngày 6/10/2004, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời hạn lưu trú không quá 3 tháng trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên. Trường hợp nhập cảnh Pháp sau khi quá cảnh lãnh thổ của một hay nhiều quốc gia thành viên Công ước thi hành Hiệp định Schengen ngày 19/6/1990, thời hạn lưu trú 3 tháng được tính từ ngày nhập cảnh biên giới bên ngoài dùng để xác định không gian đi lại tự do được thiết lập giữa các quốc gia này.

Phi-líp-pin (Bản ghi nhớ ký ngày 20/01/1997, có hiệu lực từ ngày 19/02/1997):

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu chính thức.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT (kể cả thành viên gia đình) mang HCNG với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Trong thời gian đó, họ phải làm các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Việc nhập cảnh của các đối tượng này phải được thông báo trước qua đường ngoại giao.

(Bản ghi nhớ ký ngày 17/12/1998, có hiệu lực từ ngày 16/2/1999):

- Miễn thị thực cho người mang HCCV với thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực cho thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCCV với thời gian tạm trú tối đa 30 ngày. Trong thời gian đó, họ phải làm các thủ tục cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại

- Miễn thị thực cho công dân một Bên làm việc cho Ban thư ký ASEAN mang HCPT khi nhập cảnh Bên kia để tham dự các hoạt động của ASEAN, thời gian tạm trú không quá 15 ngày;

- Miễn thị thực cho người mang HCPT được mời tham dự các hoạt động của ASEAN do Ban thư ký ASEAN hoặc cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ tổ chức, thời gian tạm trú không quá 15 ngày.

(Trao đổi công hàm miễn thị thực cho HCPT theo nguyên tắc có đi có lại; có hiệu lực đối với công dân Việt Nam từ ngày 01/01/2000, đối với công dân Phi-líp-pin kể từ ngày 1/4/2000):

Miễn thị thực cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

Pa-ra-guay (Hiệp định ký ngày 8/3/2007, có hiệu lực từ ngày 26/10/2008)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho công dân mang HCNG là viên chức của CQĐDNG, CQLS hoặc cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Bên kia và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV (bao gồm vợ, chồng, con).

Ru-ma-ni (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ ngày 1/12/1956)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV, hộ chiếu tập thể đi công vụ và HCPT đi công vụ, không quy định cụ thể thời gian tạm trú[2];

- Thị thực cấp cho HCPT miễn thu lệ phí.

Séc (Cộng hòa) (trao đổi công hàm ngày 15/12/1999, có hiệu lực từ ngày 13/2/2000)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình ở cùng một hộ với họ mang HCNG.

Séc-bi-a (kế thừa HĐ MTT với Nam Tư)

(Hiệp định ký ngày 5/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/9/2000)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

Sri Lan-ka (Hiệp định ký ngày 21/7/2003, có hiệu lực từ ngày 19/9/2003)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo đề nghị CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV.

Tan-zan-nia (Hiệp định ký ngày 29/3/2010, có hiệu lực từ ngày 23/02/3011)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV còn giá trị. Quy định này cũng áp dụng đối với thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV, HCPT.

Tây Ban Nha (Hiệp định ký ngày 15/12/2009, có hiệu lực từ ngày 31/08/2010)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày (03 tháng) trong vòng 180 ngày, với điều kiện họ không tham gia vào công việc sinh lời trong thời gian lưu trú, ngoại trừ những công việc được tiến hành vì mục đích của việc bổ nhiệm.

- Công dân Việt Nam nhập cảnh vào lãnh thổ Vương quốc Tây Ban Nha sau khi quá cảnh lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia áp dụng đầy đủ các quy định của Công ước thực hiện Hiệp định Schengen ngày 19 tháng 6 năm 1990 về việc bỏ kiểm soát biên giới nội bộ và bỏ hạn chế đi lại đối với cá nhân, thời hạn tạm trú ba tháng sẽ được tính từ ngày nhập cảnh biên giới bên ngoài giới hạn khu vực đi lại tự do được thiết lập bởi các quốc gia nói trên.

Triều Tiên (CHDCND) (trao đổi công hàm):

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và hộ chiếu tập thể đi công vụ (có hiệu lực từ 01/10/1956).

- Miễn thị thực cho người mang HCPT đi công vụ (có hiệu lực từ 01/4/1966).

Trung Quốc (Hiệp định ký ngày 14/2/1992, có hiệu lực từ ngày 15/3/1992)

Công hàm trao đổi ngày 16/8/2004)[3]:

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV và HCPT đi việc công (áp dụng đối với vợ hoặc chồng, con chưa đến tuổi thành niên của họ cùng đi dùng chung một trong 3 loại hộ chiếu kể trên), không quy định rõ thời gian tạm trú[4].

- Miễn lệ phí thị thực cho thành viên gia đình (vợ/chồng, con, bố, mẹ) của viên chức, nhân viên hành chính-kỹ thuật CQĐDNG, CQLS hai nước đi thăm thân nhân là viên chức, nhân viên cơ quan đại diện nước mình tại nước kia.

Thái Lan (Hiệp định ký ngày 12/3/1997, có hiệu lực từ ngày 10/5/1997; Nghị định thư sửa đổi Hiệp định nói trên ký ngày 20/02/2004, có hiệu lực từ ngày ký)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT cũng như vợ hoặc chồng và con cùng đi mang HCNG, HCCV. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, họ phải hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú tại nước sở tại.

(Hiệp định ký ngày 9/5/2000, có hiệu lực từ ngày 9/7/2000):

- Miễn thị thực cho người mang HCPT với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

Thổ Nhĩ Kỳ (Hiệp định ký ngày 26/1/2007; có hiệu lực từ ngày 07/06/2007)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV của Việt Nam và người mang HCNG, HCCV và HC đặc biệt của Thổ Nhĩ Kỳ với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với công dân mỗi Bên là thành viên CQĐDNG, CQLS đóng trên lãnh thổ của Bên kia, cũng như thành viên gia đình họ mang những hộ chiếu nói trên. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh, những người này phải hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú với cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.

Thụy Sỹ (Hiệp định ký ngày 22/5/2009, có hiệu lực ngày 16/8/2009)

- Miễn thị thực cho HCNG với thời gian tạm trú không quá 90 ngày trong mỗi giai đoạn 180 ngày.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con cùng sống với họ mang HCNG, được miễn thị thực nhập cảnh trong suốt nhiệm kỳ công tác.

Tuy-ni-di (Hiệp định ký ngày 26/6/2007, có hiệu lực ngày 20/01/2009)

- Miễn thị thực cho công dân Tuynisia mang HCNG và HCĐB và công dân Việt Nam mang HCNG và HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày

U-crai-na (Hiệp định ký ngày 21/10/1993, có hiệu lực từ ngày 6/12/1993)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày. Thời gian tạm trú có thể được gia hạn theo yêu cầu của CQĐDNG, CQLS.

- Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông có ký hiệu đi việc công cũng như mang hộ chiếu thuyền viên với thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ cũng như những người khác được họ nuôi dưỡng mang HCNG, HCCV.

Vê-nê-du-ê-la (Hiệp định ký ngày 24/5/2006, có hiệu lực từ ngày 17/11/2006)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác đối với thành viên CQĐDNG, CQLS, TCQT và vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ mang HCNG, HCCV.

Xây-Sen (Hiệp định ký ngày 21/07/2011, có hiệu lực từ ngày 02/12/2012)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV còn giá trị.

Singapore (trao đổi công hàm, có hiệu lực từ 10/5/1997)
- Việt Nam miễn thị thực cho công dân Xin-ga-po mang HCNG, HCCV với thời hạn tạm trú không quá 90 ngày hoặc trong suốt nhiệm kỳ công tác chính thức đối với những người là thành viên CQĐDNG, CQLS và thành viên gia đình của những người đó.

- Xin-ga-po miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang HCNG, HCCV.

(miễn thị thực trên cơ sở áp dụng có đi có lại, Xin-ga-po miễn thị thực cho công dân Việt Nam từ ngày 10/11/2003, Việt Nam miễn thị thực cho công dân Xin-ga-po từ ngày 01/12/2003):

- Miễn thị thực cho người mang HCPT, thời gian tạm trú không quá 30 ngày, với điều kiện hộ chiếu còn giá trị ít nhất 6 tháng và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác, bao gồm cả thị thực.

Xlô-va-ki-a (Hiệp định ký ngày 16/10/2006, có hiệu lực từ ngày 24/2/2007)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho công dân mang HCNG là viên chức của CQĐDNG, CQLS hoặc cơ quan đại diện của TCQT trên lãnh thổ Bên ký kết kia và thành viên gia đình họ mang HCNG. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải đăng ký lưu trú.

- Xem xét thuận lợi việc cấp thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ khi có công hàm của CQĐDNG, CQLS hoặc Bộ Ngoại giao Bên kia.

Slovenia (Hiệp định bằng hình thức trao đổi công hàm của Xlô-ven-ni-a ngày 13/10/2009 và công hàm của Việt Nam ngày 22/12/2009, có hiệu lực từ ngày 23/01/2011)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú không quá ba (03) tháng trong mỗi giai đoạn sáu (06) tháng, tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên

- Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Bên ký kết này đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia cũng như thành viên gia đình của họ cùng sống trong một hộ mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được miễn thị thực đến khi kết thúc nhiệm kỳ công tác với điều kiện họ phải hoàn tất các thủ tục về lưu trú tại các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại”

Urugoay (Hiệp định ký ngày 19/11/2007, có hiệu lực từ ngày 15/6/2008)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian tạm trú tối đa 90 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho công dân mang HCNG là viên chức của CQĐDNG, CQLS hoặc cơ quan đại diện của TCQT trên lãnh thổ Bên ký kết kia và thành viên gia đình họ mang HCNG. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh phải đăng ký lưu trú.

Uzbekistan (Hiệp định ký ngày 5/4/2010, có hiệu lực ngày 04/06/2010)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 60 ngày.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG còn giá trị.

[1] Lào áp dụng thời gian tạm trú là 30 ngày.
[2] Ru-ma-ni áp dụng thời gian tạm trú là 90 ngày.
[3] Hiệp định này không áp dụng đối với Hong Kong và Ma Cao.
[4] Trung Quốc áp dụng thời gian tạm trú là 30 ngày.

DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH ĐÃ KÝ NHƯNG CHƯA CÓ HIỆU LỰC

Bô-li-vi-a Ký ngày 25/09/2012 (chưa có hiệu lực)

- Miễn thị thực cho HCNG, HCCV 90 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

- Miễn thị thực trong suốt nhiệm kỳ công tác cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV còn giá trị.


Cô-xta Ri-ca Ký ngày 04/07/2012 (chưa có hiệu lực)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV với thời gian lưu trú không quá 90 ngày

- Miễn thị thực 90 ngày cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình họ mang HCNG, HCCV còn giá trị, sau thời hạn này, họ sẽ được cấp loại thị thực phù hợp hoặc giấy phép cư trú có giá trị đến hết nhiệm kỳ công tác

Đức
Ký ngày 13/03/2013 (chưa có hiệu lực)
- Công dân của một Bên mang HCNG còn giá trị và không phải là người được bổ nhiệm hoặc cử sang công tác nhiệm kỳ tại lãnh thổ Bên kia, được nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và xuất cảnh miễn thị thực trên lãnh thổ Bên kia với thời hạn chín mươi (90) ngày (trong một hay nhiều giai đoạn) trong vòng sáu (06) tháng, tính từ ngày nhập cảnh lần đầu (đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nhập cảnh đầu tiên vào khu vực Schengen). Những người này không được thực hiện các hoạt động có thu nhập mà theo quy định pháp luật của các Bên phải có giấy phép lao động.

- Thành viên CQĐDNG, CQLS và đại diện tại các TCQT đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia cũng như thành viên gia đình của họ mang HCNG vẫn phải có thị thực khi nhập cảnh lần đầu tiên để làm công tác nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện ở nước ngoài.

Myanmar
Ký ngày 26/09/2013 (có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2013)

- Công dân của một Bên, là người mang hộ chiếu phổ thông còn giá trị ít nhất sáu (06) tháng được miễn thị thực khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh lãnh thổ Bên kia với thời gian lưu trú không quá mười bốn (14) ngày.

- Nếu có nhu cầu nhập cảnh và lưu trú với thời hạn trên mười bốn (14) ngày thì những người này phải làm thủ tục xin thị thực Bên tiếp nhận trước khi nhập cảnh.

Estonia
Ký ngày 27/09/2013 (chưa có hiệu lực)

- Miễn thị thực cho người mang HCNG với thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong thời hạn 180 ngày.

- Miễn thị thực 90 ngày cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc phái đoàn đại diện tại tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ các Bên và thành viên gia đình họ mang HCNG trong suốt nhiệm kỳ công tác.


II. MIỄN THỊ THỰC CHO THÀNH VIÊN TỔ BAY

Việt Nam miễn thị thực cho thành viên tổ bay của 13 nước trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại

Hoa Kỳ 
- MTT cho TVTB của Delta Airlines từ ngày 30/01/2010.

- MTT cho TVTB của Northwest Airlines từ ngày 01/6/2009 (đã sát nhập với Delta Airlines từ ngày 30/01/2010).

- MTT cho TVTB của Federal Express Corporation (FedEx) từ ngày 01/06/2009.

- MTT cho TVTB của United Airlines từ ngày 10/12/2004.

Qatar
- MTT cho TVTB của Quatar Airways từ ngày 01/06/2007

Uzbekistan 
- MTT cho TVTB của Uzbekistan Airways từ ngày 20/01/2004

Nhật Bản
- MTT cho TVTB của Hàng không Nhật Bản (JAL) từ ngày 01/10/2002

- MTT cho TVTB là công dân nước thứ 3 của các hãng hàng không Nhật Bản, trong đó có hãng Hàng không All Nippon Airways từ ngày 01/07/2010.

Australia 
- MTT cho TVTB của Jetstar Airways từ ngày 30/11/2006.

Nga 
- MTT cho TVTB của Transaero Airlines từ ngày 21/01/2007 với thời gian tạm trú không quá 30 ngày với các điều kiện sau:

+ Làm nhiệm vụ trên các chuyến bay của các hãng hàng không được chỉ định, chuyến bay khác do các hãng hàng không hai nước thực hiện, chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay do tổ bay thuê thực hiện trên các tầu bay tư nhân được một trong 2 bên đăng ký.

+ Có hộ chiếu, thẻ phi hành đoàn kèm theo danh sách tổ bay.

- MTT cho TVTB của Valdivostok Air (XF) từ ngày 20/9/2004.

Hồng Công (Trung Quốc) 
- MTT cho TVTB của Hong Kong: Hong Kong Airlines từ ngày 28/10/2007.

- MTT cho TVTB (bao gồm TVTB là công dân nước thứ ba) của Hong Kong: Hong Kong Express Airways từ ngày 30/04/2011.

Hàn Quốc 
- MTT cho TVTB của Asiana Airlines (OZ) từ ngày 10/10/2003.

Pháp
- MTT cho TVTB của Air France từ ngày 01/03/2004.

Kazhacstan 
- MTT cho TVTB của phía Ca-dắc-xtan mang hộ chiếu còn giá trị và thẻ thành viên của phi hành đoàn từ ngày 11/4/2010.

Ba Lan 
MTT cho TVTB của Hàng không Ba Lan (LOT) từ ngày 10/11/2010

Lúc-xem-bua
MMT cho TVTB của Hàng không CargoLux từ 15/03/2011

Trung Quốc
MMT cho TVTB của các hãng hàng không Trung Quốc (bao gồm cả TVTB của nước thứ ba) của Hong Kong: CathayPacific từ ngày 20/11/2012 làm nhiệm vụ trên chuyến bay giữa hai nước. Thời hạn lưu trú MTT là 30 ngày với lý do thay ca bình thường giữa các chuyến bay hoặc vì những nguyên nhất bất khả kháng.

Các thành viên tổ bay phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu cùng với danh sách TVTB theo quy định (danh sách ghi rõ H&T, giới tính, ngày sinh, quốc tịch, chức vụ, số hộ chiếu; phải được đóng dấu bởi hãng hàng không tương ứng).

Các nước Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) 

MTT cho TVTB (bao gồm TVTB là công dân nước thứ ba) của Emirates Airlines từ ngày 20/6/2012.

Ghi chú:
Việt Nam đề nghị MTT cho TVTB của các hãng hàng không Mi-an-ma kể từ ngày 01/03/2010 nếu Mi-an-ma áp dụng quy chế miễn thị thực đối với thành viên tổ bay của Việt Nam Airlines (Hiện nay Mi-an-ma chưa có đường bay tới Việt Nam) nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Mi-an-ma.
MTT cho thành viên tổ bay mang quốc tịch nước thứ ba của hãng hàng không Xinh-ga-po nếu phía Xinh-ga-po áp dụng quy chế tương tự với các hãng hàng không Việt Nam nhưng chưa nhận được khẳng định của phía Xinh-ga-po.

III. VIỆT NAM MIỄN THỊ THỰC ĐƠN PHƯƠNG CHO CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI
1. Từ 1/1/2009, công dân Liên bang Nga mang hộ chiếu phổ thông, không phân biệt mục đích nhập cảnh, được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp và hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác;
Không thuộc đối tượng không được phép nhập cảnh Việt Nam.

(Quyết định số 3207/2008/QĐ-BNG ngày 10/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao v/v ban hành Quy chế miễn thị thực cho công dân Liên bang Nga mang hộ chiếu phổ thông).

2. Từ 01/7/2004, công dân Nhật Bản và công dân Hàn Quốc, không phân biệt loại hộ chiếu (Thực tế, chủ yếu áp dụng đối với HCPT vì Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thoả thuận với Việt Nam về miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV), được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản hoặc của Hàn Quốc cấp, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác;
Không thuộc đối tượng không được phép nhập cảnh Việt Nam.

(Quyết định ố 09/2004/QĐ-BNG ngày ngày 30/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao v/v ban hành Quy chế tạm thời về miễn thị thực đối với công dân Nhật Bản và công dân Hàn Quốc).

3. Từ 1/5/2005, công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày, nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp và hộ chiếu còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày nhập cảnh;
Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác;
Không thuộc đối tượng không được phép nhập cảnh Việt Nam.

(Quyết định 808/2005/QĐ-BNG ngày 13/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao v/v ban hành Quy chế về miễn thị thực đối với công dân các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển).

4. Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày, không phân biệt họ mang hộ chiếu gì.

(Thông tư số 04 /2002/TTLT/BCA-BNG ngày 29/01/2002 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam).

IV. NƯỚC NGOÀI MIỄN THỊ THỰC ĐƠN PHƯƠNG CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM
1. Từ ngày 24/05/2012, công dân Việt Nam nhập cảnh Pa-na-ma với mục đích du lịch được miễn thị thực và thẻ du lịch (Theo quy định tại sắc lệnh số 380 ngày 24/05/2012 của Chính phủ Pa-na-ma);